Cuộc thi Thiết kế máy tự động hóa 2025 là sự kiện do MISUMI Việt Nam tổ chức, phối hợp cùng Công ty TNHH Công nghệ Chế tạo máy Việt Nam là đơn vị có nhiều kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo máy nhằm mang lại tối đa lợi ích thực tế dành cho sinh viên.
THÔNG TIN CUỘC THI
Thiết kế Máy tự động hóa 2025
Chủ đề: Thiết kế cơ cấu cấp & lấy phôi tự động cho máy Laser
Yêu cầu đề bài theo file đính kèm
Hướng dẫn tham gia cuộc thi thiết kế máy tự động hóa: https://vn.misumi-ec.com/news/topics/2025/01/huong-dan-dang-ki-tham-gia-cuoc-thi-thiet-ke-may-tu-dong-hoa-2025.html
Video mô phỏng đề bài tại Facebook: https://www.facebook.com/MisumiVN/videos/1253047192453497/?rdid=NPRsn3zGJnwUv371#
Cuộc thi “Thiết kế Máy tự động hóa 2025” là cuộc thi do MISUMI Việt Nam tổ chức, cùng sự hợp tác với các đối tác trong vai trò đào tạo và tư vấn kỹ thuật.
1. Mục đích:
- Tạo sân chơi thường niên có tính chất lành mạnh, chuyên nghiệp và đề cao tính thực tế dành cho sinh viên khối ngành Kỹ thuật, Cơ khí, Chế tạo máy;
- Tạo cơ hội thực hành lý thuyết đã học trên giảng đường kết hợp với yếu tố thực tế từ doanh nghiệp giúp giải quyết bài toán thiết kế máy của doanh nghiệp đảm bảo hiệu suất và tối ưu chi phí;
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kỹ sư trẻ cho ngành công nghiệp Việt Nam bằng cách đưa ra các thách thức thực tế từ doanh nghiệp, cung cấp các hoạt động đào tạo đồng hành dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, công nghệ cập nhật mới nhất của doanh nghiệp.
2. Đối tượng dự thi & Cách thức đăng ký dự thi:
- Đối tượng: Tất cả Sinh viên khối ngành Kỹ thuật đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, học viện trên toàn miền Bắc.
- Sinh viên đăng ký dự thi theo đội, mỗi đội từ 05 đến 06 thành viên. Lưu ý: Mỗi đội cần có ít nhất 01 giảng viên của nhà trường tham gia với vai trò cố vấn/ hướng dẫn.
- Đăng ký tại: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1_LHAk4NbrwqlHMUgeP0z21KTVxlpy5ZvzcJqDFa6rRQ/edit?usp=sharing
3. Cơ cấu tổ chức cuộc thi:
Cuộc thi Thiết kế Máy tự động hóa được chia làm 02 vòng thi:
- Vòng 01 – Thiết kế (Sơ loại)
+ Hình thức: Online
+ Nội dung: Các đội thi hoàn thiện sản phẩm thiết kế và nộp cho ban tổ chức (BTC) theo quy định ở Mục 5. Hoạt động đồng hành từ BTC hỗ trợ thí sinh trong quá trình làm bài: 02 buổi đào tạo cho thí sinh tham dự về (1) Kỹ năng phân tích yêu cầu và phát triển ý tưởng thiết kế và (2) Kỹ năng lựa chọn linh kiện tiêu chuẩn và sử dụng catalog nhằm tối ưu hóa hiệu suất thiết kế.
- Vòng 02 – Thuyết trình & Phản biện (Chung kết)
+ Hình thức: Tập trung
+ Nội dung: Các đội thi vượt qua vòng 1 sẽ tham gia thuyết trình nguyên lý hoạt động của các cơ cấu máy và trả lời các câu hỏi phản biện của ban giám khảo. Hoạt động đồng hành: Tham quan nhà máy tự động hóa.
4. Tiến trình dự thi:
Tháng 1/2025: Thí sinh đăng ký dự thi theo quy định của BTC.
Thời hạn đăng ký: 24/01/2025.
Tháng 2 – Giữa tháng 3/2025:
- Trong vòng 1, thí sinh được tham gia 02 buổi đào tạo đồng hành (bắt buộc) của BTC, cung cấp các kỹ năng cần thiết để hoàn thành bài thi. Với các đội thi không tham gia đủ 02 buổi đào tạo đồng hành, BTC có quyền loại khỏi cuộc thi.
- Kết thúc vòng 1, thí sinh nộp bài cho BTC theo quy định. Ban giám khảo (BGK) sẽ đánh giá độc lập các bài thi dựa trên tiêu chí được thống nhất của BTC và chọn ra 05 đội vào Vòng chung kết.
- Song song trong thời gian này, BTC công bố sản phẩm các bài thi đạt chất lượng (theo đánh giá sơ bộ của BGK) lên fanpage của BTC và bắt đầu tính số lượt bình chọn, tìm ra 04 Giải Yêu thích. Các đội được khán giả bình chọn nhiều nhất có thêm 01 vé vào Chung kết. Vé này được xét trao cho đội có lượt yêu thích xếp từ cao xuống thấp và không nằm trong danh sách 5 đội được chọn bởi BGK. Tổng số đội vào Chung kết: tối đa 06. Vé vào Chung kết không có hiệu lực trong trường hợp cả 4 đội được Yêu thích cũng nằm trong danh sách đội được chọn bởi BGK.
Cuối tháng 3/2025:
- Trong giai đoạn chuẩn bị cho vòng chung kết, thí sinh của 06 đội thi được tham gia buổi thăm quan nhà máy được tổ chức bởi BTC.
- Trong ngày thi chung kết, các đội thuyết trình về sản phẩm thiết kế đã nộp và trả lời các câu hỏi phản biện của các thành viên BGK.
Thời gian và địa điểm chi tiết sẽ được BTC thông báo cho các đội thi theo hình thức phù hợp.
5. Yêu cầu đối với sản phẩm thiết kế dự thi:
Tại vòng 1, bài nộp cho BTC của mỗi đội gồm có 03 tài liệu bắt buộc sau:
- 01 Bản vẽ 3D ý tưởng thiết kế. Định dạng file: .STEP và 01 bản .PDF;
- 01 Video mô phỏng hoạt động của máy. Định dạng file: .MP4;
- 01 Bản vẽ lắp gồm danh sách các mã sản phẩm và lý do lựa chọn dựa trên tính toán các thông số chính: Tải trọng, Tốc độ và Hệ số an toàn. Định dạng file Powerpoint theo format cung cấp bởi BTC. Giới hạn: 15 trang.
Tại vòng 2, các đội thi thuyết trình về ý tưởng thiết kế và trả lời các câu hỏi phản biện trực tiếp của BGK. Các đội tự chuẩn bị các tài liệu thuyết trình cho vòng thi.
6. Tiêu chí đánh giá của cuộc thi:
Trong xuyên suốt cuộc thi, BGK sẽ đánh giá các bài thi dựa trên các khía cạnh:
- Tính thực tế/ khả thi của giải pháp về kỹ thuật và kỹ năng, tư duy thiết kế;
- Tính hợp lý và hiệu quả của lựa chọn linh kiện;
- Tính khoa học của giải pháp.
7. Yêu cầu đối với các đội dự thi:
- Các đội thi hoàn thiện bài dự thi theo yêu cầu của BTC dựa trên các hoạt động đào tạo đồng hành của BTC cung cấp các kỹ năng và kiến thức cần thiết và dựa vào sự hướng dẫn của giảng viên cố vấn;
- Thí sinh tự chịu trách nhiệm với bài dự thi của mình, đảm bảo không phải là các tác phẩm đã được sử dụng đăng trên các báo, tạp chí hay đã từng đạt giải ở các cuộc thi khác, hoặc đã từng là giải pháp đã được đưa vào sản xuất của doanh nghiệp, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Bản quyền của các tác phẩm dự thi được đồng sở hữu bởi tác giả và đơn vị tổ chức cuộc thi là MISUMI Việt Nam. MISUMI Việt Nam có quyền sử dụng ý tưởng, thông tin, hình ảnh mà không phải trả phí/bồi thường.
8. Yêu cầu về phần mềm sử dụng trong cuộc thi:
- BTC không giới hạn phần mềm thiết kế 3D, mô phỏng mô hình máy mà thí sinh sử dụng cho bài dự thi: Solidworks, Siemens NX, Inventor, CREO,... Tuy nhiên, các phần mềm được thí sinh sử dụng cần có bản quyền.
- Trong trường hợp thí sinh hoặc nhà trường không có phần mềm được cung cấp bản quyền, MISUMI cân nhắc hỗ trợ bản quyền trong thời gian diễn ra cuộc thi tùy theo tình hình thực tế.
9. Cơ cấu giải thưởng:
Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi gồm: 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba, 03 Giải Khuyến khích và 04 Giải yêu thích.
Giải Nhất: Giấy chứng nhận và Tiền thưởng trị giá 15.000.000 VNĐ.
Giải Nhì: Giấy chứng nhận và Tiền thưởng trị giá 8.000.000 VNĐ.
Giải Ba: Giấy chứng nhận và Tiền thưởng trị giá 5.000.000 VNĐ.
Giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận và Tiền thưởng trị giá 2.000.000 VNĐ mỗi giải.
Giải Yêu thích: Giấy chứng nhận và Quà tặng lưu niệm của MISUMI Việt Nam trị giá 500.000 VNĐ.
10. Những quy định khác:
10.1. Bằng cách đăng ký dự thi, thí sinh đồng ý với các yêu cầu và quy định của cuộc thi được đưa ra bởi BTC.
10.2. Những câu hỏi về thể lệ cuộc thi và các vấn đề liên quan, sinh viên và đội thi vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected].
10.3. Thí sinh tham khảo các thông tin cập nhật về cuộc thi Thiết kế Máy tự động hóa 2025 thông qua website của MISUMI Việt Nam: https://vn.misumi-ec.com/ hoặc trang Fanpage chính thức của MISUMI Việt Nam: https://www.facebook.com/MisumiVN.
10.4. Những thay đổi về thể lệ cuộc thi và hỗ trợ khác cũng sẽ được BTC thông báo qua các nền tảng truyền thông của MISUMI Việt Nam cũng như phương tiện thông tin khác mà BTC cho là phù hợp.
10.5. Sinh viên và các đội tham dự phải đảm bảo tuân theo những hướng dẫn từ BTC và thông báo kịp thời những vấn đề phát sinh.
10.6. BTC hỗ trợ một phần chi phí đi lại cho các đội thi nằm ngoài khu vực thành phố Hà Nội trong suốt thời gian tổ chức cuộc thi bằng hình thức phù hợp theo thỏa thuận của BTC với từng trường.
10.7. Đối với những tình huống không được đề cập trong Thể lệ này, các đội dự thi phải tuân theo quyết định từ Ban Tổ chức.