Trong suốt chặng đường gần 60 năm qua, Trường Đại học Thủy lợi đã và đang không ngừng phát triển trở thành một trường đầu ngành của cả nước đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao. Khoa Cơ khí là một trong những khoa trọng điểm của nhà trường, với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nhân lực có trình độ cao và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Qua các thời kỳ xây dựng và phát triển, ở bất cứ giai đoạn nào công tác nghiên cứu khoa học của Khoa Cơ khí cũng được chú trọng song song với công tác đào tạo. Tập thể, cá nhân cán bộ, viên chức khoa đã có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, trung tâm, viện nghiên cứu, đối tác trong triển khai thực hiện nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm các cấp: Cấp trường, cấp Bộ, cấp Nhà nước…
Các hướng nghiên cứu khoa học:
- Máy và công nghệ xây dựng; Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị xây dựng tại Việt nam; Lựa chọn, quản lý Máy làm đất; Thiết bị thủy công; Thiết bị nâng, vận chuyển, động lực học máy nâng.
- Kỹ thuật ô tô.
- Công nghệ xử lý chất thải.
- Cơ học chất lỏng và chất lỏng phi Niu-tơn; Truyền động thủy lực.
- Phương pháp số trong cơ kỹ thuật.
- Lý thuyết va chạm dọc của thanh và ứng dụng vào bài toán kỹ thuật.
- Dao động ngẫu nhiên phi tuyến; Khai thác năng lượng từ dao động.
- Mô phỏng dao động của hệ thống nhiều tấm liên kết chồng lên nhau bằng mối nối không liên tục như mối hàn điểm.
- Truyền sóng trong các môi trường đàn hồi.
- Công nghệ thiết kế ngược và tạo mẫu nhanh.
- Truyền nhiệt.
- Ma sát và vi ma sát, hệ thống bôi trơn và chất lượng bề mặt vật liệu.
- Phát triển thiết bị đo ma sát, mòn và làm tăng độ tin cậy cho máy; Mô hình hóa- mô phỏng ma sát mài mòn trong mô hình mài mòn 3 đối tượng.
- Thiết kế máy, cụm kết cấu và điều khiển máy công cụ CNC.
- Tổ chức không gian, hình thức kiến trúc và các giải pháp nhằm tăng chất lượng thẩm mỹ công trình; Ứng dụng phần mềm đồ hoạ trong thiết kế.
- Lý thuyết mặt bậc hai; Xạ ảnh mặt bậc hai; Ứng dụng xạ ảnh để giải quyết các bài toán phối cảnh.