Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp được thành lập năm 1966. Trong những năm qua, Bộ môn đã đổi tên 4 lần qua các giai đoạn
1. Bộ môn Điện - Cơ kỹ thuật (1966 - 1971) ra đời ở Hòn Chảo - Ba Gò - Lục Nam - Hà Bắc;
2. Bộ môn Cơ kỹ thuật (1971 - 1981);
3. Bộ môn Máy xây dựng (1981 đến 2018).
4. Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp ( 2018 đến nay)
Từ năm 1981 đến nay, Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đã không ngừng được củng cố, lớn mạnh và phát triển theo phong trào chung của khoa Thủy Điện (1984), khoa Cơ khí thủy lợi (1986) và khoa Cơ khí (2007).
Nhiệm vụ trọng tâm của Bộ môn là đào tạo các kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí, tập trung vào chuyên ngành quản lý máy và hệ thống kỹ thuật công nghiệp, máy xây dựng, thiết bị thuỷ công, thuỷ lực, có trình độ về tin học và ngoại ngữ cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Bộ môn cũng tham gia đào tạo chương trình cao học ngành kỹ thuật cơ khí. Ngoài công tác giảng dạy, Bộ môn luôn tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất, tới thời điểm hiện nay đã hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, bộ, cơ sở và đăng rất nhiều bài báo trên các tạp chí, hội nghị quốc tế, tạp chí và hội nghị trong nước có uy tín. Bên cạnh đó Bộ môn cũng đã tham gia viết và biên soạn rất nhiều sách, giáo trình và bải giảng phục vụ học tập của sinh viên, học viên.
Hiện nay cán bộ cơ hữu của bộ môn gồm có 8 Giảng viên, trong đó 3 PGS, 4 Tiến sĩ, 1 Thạc sĩ:
1. GVCC. PGS. TS. Vũ Minh Khương
2. GVCC. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
3. GVC. TS Nguyễn Hữu Tuấn
4. TS. Nguyễn Ngọc Minh
5. TS. Bùi Văn Tuyển
6. ThS. Nguyễn Trọng Dũng
7. GVCC. PGS. TS. Nguyễn Đăng Cường
8.TS. Nguyễn Văn Tuệ
9. TS.........
- Các giáo trình đã xuất bản và tham gia biên soạn:
1. Động cơ đốt trong. Dương Văn Đức. ĐHTL,1970;
2. Máy thi công. Lê Hải Thư. ĐHTL, 1973;
3. Động cơ đốt trong. Dương Văn Đức ĐHTL, 1975;
4. Động cơ xăng và điêzen. Dương Văn Đức. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1981;
5. Máy xây dựng. Nguyễn Đăng Cường, Vũ Minh Khương, Vũ Văn Thinh. Trường Đại học Thủy lợi, 1993;
6. Máy nâng chuyển và thiết bị cửa van. Nguyễn Đăng Cường. Trường Đại học Thủy lợi, 1993;
7. Ôtô và Máy kéo. Dương Văn Đức. ĐHTL, 1993;
8. Máy thủy lợi. Vũ Văn Thinh, Nguyễn Đăng Cường, Vũ Minh Khương. ĐHTL, 1995;
9. Tập bài giảng Máy xây dựng. (Tài liệu giảng dạy). Vũ Minh Khương. Nhà xuất bản Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1993;
10. Sổ tay Máy làm đất. GS.TS Lê Kim Truyền, TS. Vũ Minh Khương. Nhà xuất bản Xây dựng, 2002;
11. Máy nâng và Thiết bị Cửa van. PGS.TS Nguyễn Đăng Cường và đồng nghiệp. NXB Xây dựng, 2003;
12. Sửa chữa Máy xây dựng. ThS. Dương Văn Đức. Nhà xuất bản Xây dựng;
13. Máy xây dựng. TS. Vũ Minh Khương, PGS.TS Nguyễn Đăng Cường. Nhà xuất bản Xây dựng, 2004;
14. Động cơ Ôtô - Máy kéo. ThS. Dương Văn Đức. Nhà xuất bản Xây dựng;
15. Cơ Sở Lý Thuyết Kỹ Thuật Rung Trong Xây Dựng. Nguyễn Đình Chiều (Chủ biên), Nguyễn Trọng, Nguyễn Anh Tuấn. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2004.
16. Cửa van và thiết bị đóng mở. GS Trương Đình Dụ, PGS.TS Nguyễn Đăng Cường. Nhà xuất bản Nông nghiệp năm, 2005;
17. Máy Làm Đất. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ, 2014;
18. Máy bơm nước. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Minh, NXB Đại học Quốc Gia HN, 2015;
- Số giáo trình dịch từ tài liệu nước ngoài: Đã dịch 13 cuốn.
Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp đã phấn đấu liên tục và đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ: Bằng khen của chính phủ, bằng khen Bộ trưởng, tổ lao động xã hội chủ nghĩa, Lao động xuất sắc. nhiều Thầy đã trở thành chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi và được tặng huân chương lao động hạnh 3, bằng khen chính phủ, bằng khen của Bộ NN và PTNT, được phong tặng nhà giáo ưu tú.
Định hướng phát triển bộ môn:
- Xây dựng Bộ môn giỏi về trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm; có lòng yêu nghề và mạnh về nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất.
- Bộ môn tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo hệ đại học, cao học.