CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN CDIO TRONG NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI CÓ GÌ MỚI?

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN CDIO TRONG NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI CÓ GÌ MỚI?

  1. MỤC TIÊU CHUNG

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Ô tô – trường Đại học Thủy Lợi đào tạo ra những kỹ sư giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành Kỹ thuật ô tô.

Khi theo học ngành Kỹ thuật ô tô, sinh viên được trang bị những khối kiến thức cơ bản, khối kiến thức ngành, bao gồm kiến thức chung và kiến thức chuyên sâu của ngành Kỹ thuật Ô tô để phát triển toàn diện và khả năng tự học suốt đời;

Trường Đại học Thủy lợi đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  1. MỤC TIÊU CỤ THỂ

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Ô tô trình độ đại học của trường Đại học Thủy Lợi theo phương pháp tiếp cận CDIO (Hình thành Ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành) để đào tạo ra những kỹ sư đáp ứng tốt các công việc trong ngành ô tô với các năng lực:

Kiến thức và lập luận ngành (học để biết): hiểu biết về lí luận chính trị, nắm vững khoa học cơ bản; vận dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật cốt lõi; phân tích và tổng hợp được kiến thức kỹ thuật nâng cao.

Phát triển phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp (học để trưởng thành): khả năng lập luận phân tích và giải quyết vấn đề, thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức; khả năng tư duy tầm hệ thống; có đạo đức, tư tưởng, thái độ bình đẳng và các trách nhiệm khác.

Kỹ năng giao tiếp toàn diện, nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và làm việc nhóm (học để chung sống).

Sáng tạo, triển khai thiết kế, thực hiện ý tưởng và ứng dụng phù hợp với bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp, xã hội và môi trường (học để làm).

Sinh viên được tham gia thực hành tại Trung tâm thực hành thí nghiệm cơ khí của Trường và được hướng dẫn bởi các giảng viên thực hành có kinh nghiệm, các chuyên gia được mời từ các doanh nghiệp sản xuất. Hệ thống thiết bị thực hành, thí nghiệm mới bao gồm: Các mô hình xe ô tô, xe ô tô thật, các bộ thiết bị đào tạo về hệ thống điện-điện tử, động cơ ô tô, các loại máy chẩn đoán và các phần mềm đào tạo hiện đại.

Ngoài ra, sinh viên được tạo điều kiện để tham gia các chương trình tham quan, thực tập, kiến tập tại các xí nghiệp sản xuất. Với phương châm học thật làm thật, Khoa Cơ khí ký kết thỏa thuận đào tạo với các doanh nghiệp. Qua đó, tại kỳ thực tập tốt nghiệp, sinh viên được làm trực tiếp trong các doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngoài ra, điều này còn giúp sinh viên tiếp cận cơ hội việc làm và giúp cho doanh nghiệp có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực phù hợp.