Lễ ký biên bản hợp tác (MOU) giữa Khoa Cơ khí, Trường ĐH Thủy lợi và Công ty Fsoft (Fsoft Global Automative)

Là một trong những đơn vị đặt chất lượng đào tạo làm mũi nhọn để tìm đầu ra cho sinh viên, Khoa Cơ khí - Trường Đại học Thủy lợi đã có nhiều hợp tác với Doanh nghiệp trong việc liên kết đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp.

Sáng ngày 06/02/2018, tại P225/A2, Khoa Cơ khí đã tổ chức Lễ ký biên bản hợp tác (MOU) với Công ty TNHH phần mềm FPT (Fsoft), Fsoft Global Automative (FGA). Buổi lễ có sự tham dự của Ông Nguyễn Văn Vinh – Giám đốc Trung tâm Đào tạo; Ông Nguyễn Đức Kính – Giám đốc FGA; Ông Lã Quang Vinh – Giám đốc nhân sự FGA; Ông Nguyễn Huy Dũng – Giám đốc Trung tâm GET (FGA)… Về phía Trường Đại học Thủy lợi có PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng trường - Trưởng Phòng Đại học Đại học & Sau đại học; TS. Đoàn Yên Thế - Trưởng Khoa Cơ khí cũng đại diện các Phòng, Ban chức năng.

Lễ ký kết hợp tác

Với biên bản hợp tác hôm nay, hai bên sẽ triển khai các hoạt động liên quan như sau:

- Tổ chức các hội thảo giới thiệu về các lĩnh vực hoạt động, hướng nghiên cứu pháttriển sản phẩm của công ty, tư vấn tuyển dụng, tư vấn nghề nghiệp dành cho sinh viên Khoa Cơ khí Trường Đại học Thủy lợi (sau đây gọi tắt là sinh viên);

- Tổ chức các buổi thăm quan, tìm hiểu môi trường làm việc thực tế dành cho các sinh viên có nguyện vọng được thực tập theo hướng nghiên cứu về thiết kế phát triển sản phẩm trong lĩnh vực thiết kế ô tô và thiết kế máy;

- Hợp tác đào tạo giới thiệu cho sinh viên khoa Cơ khí về các lĩnh vực nghiên cứu thiết kế mà Fsoft đang triển khai;

- Tuyển chọn sinh viên thực tập tốt nghiệp và đồ án tốt nghiệp để phát triển dự án thiết kế của Fsoft;

- Tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp của Khoa Cơ khí theo nhu cầu của Fsoft;

- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về đào tạo nâng cao trình độ, chuyển giao kỹ thuật, phần mềm thiết kế cho cán bộ kỹ thuật, giảng viên và sinh viên của hai bên;

- Hợp tác nghiên cứu khoa học và nghiên cứu phát triển dự án của hai bên.

FGA là một trong những điểm sáng của Phần mềm FPT; đây cũng là đơn vị có nhiều hoạt động kết nối với trường cũng như tiếp nhận sinh viên đến thực tập. Được biết, FGA hiện có 07 sinh viên năm thứ 4 của Khoa Cơ khí thực tập. Ngoài ra, Công ty Fsoft – FPTcũng đã có thỏa thuận hợp tác về đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp với Khoa CNTT vào ngày 20/01/2016.

Theo TS. Đoàn Yên Thế - Trưởng Khoa Cơ khí: Hoạt động kết nối Nhà trường và Doanh nghiệp luôn được Khoa đặc biệt quan tâm. Trước đó, ngày 9/1/2018, Khoa Cơ khí, Trường Đại học Thủy lợi đã ký kết biên bản MOU với Công ty TNHH Smart Design Labs (SDLs) - đơn vị tiên phong trong việc cung cấp đầy đủ các giải pháp công nghệ 3D độ chính xác cao. Riêng đối với FGA, Khoa đã có nhiều buổi gặp gỡ, trao đổi, gửi sinh viên đến thực tập… Việc ký kết thỏa thuận hợp tác là cơ sở hiện thực hóa hơn những hoạt động mà hai bên đã cùng phối hợp trong thời gian qua. Đồng thời, tạo cầu nối để mở rộng các hoạt động trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ra trường.

Khoa Cơ khí trong buổi gặp gỡ và làm việc với FGA

Cũng theo các đại diện đến từ FGA, mô hình “nhà trường-công xưởng” sẽ giúp Khoa Cơ khí chủ động trong việc thay đổi chương trình đào tạo theo hướng bám sát đòi hỏi thực tế của Doanh nghiệp; giúp sinh viên thêm tự tin trong việc tìm kiếm môi trường học tập-trải nghiệm và mang đến cho chính FGA những góc nhìn thực tế trong đặt hàng đào tạo với Nhà trường.

Đại diện FGA - FPT

Trên thực tế, một bạn sinh viên mới ra trường vào làm tại các công ty phải mất ít nhất 6 tháng để được đào tạo lại từ đầu trước khi bắt tay vào làm việc chính thức. Tuy nhiên, với việc hợp tác giữa Nhà trường – Doanh nghiệp, khoảng thời gian 6 tháng sẽ được rút ngắn hoặc thậm chí các công ty không cần đào tạo nữa. Đây là cơ hội tốt để các bên liên quan cùng phát triển và cũng là xu thế mà Trường Đại học Thủy lợi đang hướng tới.

Hy vọng rằng, trong tương lai, không chỉ riêng FPT mà nhiều Doanh nghiệp uy tín khác sẽ là đối tác tin cậy của Nhà trường và là môi trường thu hút nguồn “chất xám” để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.