Danh mục Đào tạo thuộc Bộ môn Kỹ thuật hệ thống Công Nghiệp

1. Danh mục các chuyên ngành phụ trách đào tạo (Đại học, Cao học, NCS).

- Chuyên ngành Đại học: Chuyên ngành Máy xây dựng; Quản lý máy và Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp

- Chuyên ngành Cao học: Kỹ thuật cơ khí.

2. Hướng đề tài tốt nghiệp cho sinh viên.

- Cơ học Chất lỏng phi Niu-tơn (Non-Newtonian fluid mechanics), Bio-fluid dynamics, Rheology, Giảm lực cản (drag reduction), Truyền nhiệt (heat transfer), Truyền động thủy lực (fluid power);

- Mô hình hóa, mô phỏng buồng đốt động cơ đốt trong, Mô phỏng, điều khiển hệ thống thủy khí;

- Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị xây dựng tại Việt nam, Nghiên cứu lựa chọn tổ máy làm đất tối ưu, Nghiên cứu quản lí kĩ thuật Máy làm đất, Nâng cao hệ số sẵn sàng của máy làm đất, Nghiên cứu quản lí hỏng hóc của các máy làm đất, Quản lí nhiễm bẫn chất lỏng trong  công tác sửa chữa và bảo dưỡng máy;

- Nghiên cứu đáp ứng động lực học của kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn, Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng máy xây dựng;

- Thiết bị thủy công, Numerical methods in fluid mechanics, particle transport in porous media, porosity variation;

- Máy và thiết bị sử dụng trong ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, Máy và thiết bị xử lý chất thải, Tổ chức thi công bằng cơ giới hóa;

- Fluid Engineering (drag  reduction, Biomechanic), Fluid Power, Turbomachinery.

- Bảo dưỡng Sửa chữa máy Xây dựng

- Mô phỏng Động cơ đốt trong, nhiên liệu thay thế

3. Quy mô hướng dẫn tốt nghiệp

Mỗi năm Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp hướng dẫn khoảng 50 Sinh viên làm Đồ án tốt nghiệp.

4. Địa chỉ công tác học tập sau khi tốt nghiệp

- Quản lý máy móc thiết bị tại các công trường xây dựng, lập dự toán và chi phí vận hành máy móc tại công trường, tổ chức thi công bằng máy móc thiết bị. Kinh doanh máy xây dựng và các vật tư phụ tùng của máy và thiết bị phụ vụ xây dựng.

- Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa phục vụ trong nhà máy, nhà xưởng sản xuất.

- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất các sản phẩm cơ khí, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp. Tại các nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp...vv

- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí, Xây dựng như: Các Bộ ngành, Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng, Phòng Kinh tế-Kỹ thuật-Hạ tầng của các Quận/Huyện....

- Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí ở các trường Đại học, Cao đẳng, các trường Nghề vàTrung cấp Chuyên nghiệp.

- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí, Xây dựng ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và Cao đẳng và Các Viện nghiên cứu, Các Trung tâm, phòng thí nghiệm.

- Làm chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân.